10 lỗi thường gặp khi sử dụng máy in UV và cách khắc phục hiệu quả (P1)
Máy in UV ngày càng được sử dụng rộng rãi khi mang tới những sản phẩm vừa chất lượng, đẹp, độ nét cao và bền bỉ hơn hẳn so với những phương pháp khác. Nhưng cho dù thiết bị nào đi chăng nữa thì sau thời gian sử dụng sẽ phát sinh một số vấn đề. Sau đây là 10 lỗi thường gặp khi sử dụng máy in UV và cách khắc phục hiệu quả.
1. Sửa lỗi máy in nhận lệnh nhưng không in
Đây là một trong những lỗi phổ biến với những dòng máy in uv mini, máy in phun màu epson và máy in decal khổ lớn. Nguyên nhân của lỗi này là do phần mềm rip file không tương thích với máy in hoặc phần mềm rip file bị lỗi. Hay do chân USB kết nối với máy tính bị lỏng dẫn tới lệnh in không truyền được. Cũng có thể là do driver máy in hoặc máy in chứa được đưa về gốc home.
Cách khắc phục lỗi này tương đối đơn giản, bạn thực hiện như sau:
- Nếu như lỗi do phần mềm rip file không tương thích bạn nên cài lại phần mềm khác hoặc kiểm tra lại.
- Đổi chân cắm USB khác nếu như bị lỏng
- Nếu do lỗi driver bạn cần tắt và khởi động lại máy in
- Đưa máy in UV về gốc home để in.
2. Máy in UV đột ngột ngừng hoạt động
Lỗi này là do cảm biến vật liệu phát hiện chạm vật liệu cho nên tự động ngừng hoạt động để bảo vệ đầu phun. Hoặc là do trong quá trình in sản phẩm chưa xong mà rip file khác khiến file rip bị lỗi nên ngừng in.
Cách khắc phục lỗi máy in UV đột ngột ngừng hoạt động tương đối đơn giản. Bạn chỉ cần tắt máy in và kiểm tra lại vật liệu in xem có bằng phẳng không hoặc xem lại khoảng cách giữa vật in với đầu in để tránh bị va quẹt với đầu phun. Nên chờ in xong sản phẩm thì mới bắt đầu rip file khác.
3. Lỗi máy in màu in bị sai màu, không ra mực
Nhắc tới lỗi thường gặp khi sử dụng máy in UV thì phải kể đến màu in sai màu hoặc bị trộn màu hay không ra mực. Nguyên nhân dẫn tới lối này là do file thiết kế để sai hệ màu, đầu phun bị nghẹt không ra mực, in với cường độ cao mực và hút mực quá nhanh dẫn tới nạp mực không kịp. Với lỗi này, bạn chỉ cần đổi sang hệ màu RGB – CMYK cho phù hợp với máy in. Đồng thời, tiến hành vệ sinh và làm sạch đầu phun in. Ngoài ra, nên chỉnh lại tốc độ mực in phù hợp với máy in.
4. Máy in UV bị nghẹt đầu phun
Lỗi này có thể là do máy in UV bị nghẹt đầu phun hoặc mực in bị khô sau thời gian dài sử dụng mà không được vệ sinh. Hoặc là do mực in có độ dính không phù hợp hay card tinh thể điện áp hỏng.
Đối với lỗi máy in UV bị nghẹt đầu phun, bạn nên tắt máy và vệ sinh đầu phun bằng dung dịch rửa chuyên dụng. Sau đó khởi động máy in lại để tiến hành in bình thường. Còn nếu nguyên nhân do độ dính của mực quá cao hoặc quá thấp thì cần kiểm tra nhiệt độ của khay mực, điều chỉnh lại về mức bình thường.
5. Lỗi thông vách đầu phun
Đây là lỗi nghiêm trọng và ít khi xảy ra nhưng khi gặp phải sẽ làm hư hỏng đầu phun. Nguyên nhân của lỗi này chủ yếu là do để áp lực lớn quá hoặc va quẹt vật liệu làm thông vách đầu phun. Để khắc phục thì không còn cách nào khác là bạn phải thay đầu phun mới.
Trên đây là 10 lỗi thường gặp khi sử dụng máy in UV và cách khắc phục, bạn đang theo dõi phần 2 tại đây. Theo dõi website thường xuyên để đón đọc phần tiếp theo nhé!