[Cập nhật] Thủ tục nhập máy in phun đầy đủ nhất 2025
Nhập khẩu máy in phun đòi hỏi sự hiểu biết chính xác về thủ tục nhập khẩu máy in phun để tránh những rủi ro không mong muốn. Với sự đa dạng của các loại máy in phun trên thị trường, việc tuân thủ các quy định hải quan là cực kỳ quan trọng. Cùng theo dõi bài viết để cập nhật chi tiết về quy trình cũng như thủ tục nhập khẩu máy in!
Quy định pháp luật về thủ tục nhập khẩu máy in phun tại Việt Nam
Quy định về thủ tục nhập khẩu máy in phun được thể hiện cụ thể trong các văn bản pháp luật dưới đây:
-
Thông tư 16/2015/TT-BTTTT ngày 17/06/2015;
-
Quyết định 2479/QĐ-BTTTT ngày 29/12/2017;
-
Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017;
-
Nghị định 60/2014/NĐ-CP ngày 19/06/2021;
-
Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi bổ sung bởi 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018;
-
Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020;
-
Nghị định 32/2023/NĐ-CP ngày 09/6/2023.
Mặc dù máy in không nằm trong danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tuy nhiên khi thực hiện các thủ tục nhập khẩu máy in phun doanh nghiệp cần lưu ý:
-
Các dòng máy in đã qua sử dụng nếu muốn nhập khẩu phải có tuổi đời không quá 10 năm;
-
Máy in muốn nhập khẩu phải có giấy phép của Bộ Thông tin và Truyền thông;
-
Quá trình nhập khẩu máy in phải tuân thủ việc dán nhãn hàng hóa theo Nghị định 43/2017/NĐ-CP;
-
Xác định đúng mã HS của sản phẩm để nộp đúng thuế.
Thủ tục nhập khẩu máy in phun được quy định rõ trong các văn bản pháp luật
Xác định mã HS khi nhập khẩu máy in phun công nghiệp
Khi nhập khẩu máy in phun, ngoài việc tuân thủ các thủ tục cần thiết, doanh nghiệp cũng cần xác định đúng mã HS của từng sản phẩm để thuận tiện cho việc nộp thuế.
Mã HS |
Mô tả |
VAT (%) |
Thuế NK ưu đãi (%) |
Thuế NK thông thường (%) |
8443 |
Máy in sử dụng các bộ phận in như khuôn in (bát chữ), ống in và các bộ phận in khác của nhóm 84.42; máy in khác, máy copy (copying machines) và máy fax, có hoặc không kết hợp với nhau; bộ phận và các phụ kiện của chúng. |
|||
– Máy in sử dụng các bộ phận in như khuôn in (bát chữ), ống in và các bộ phận in khác thuộc nhóm 84.42: |
||||
84431100 |
– – Máy in offset, in cuộn |
10% |
0 |
5% |
84431200 |
– – Máy in cuộn offset, in theo tờ, loại sử dụng trong văn phòng (sử dụng giấy với kích thước giấy ở dạng không gấp một chiều không quá 22 cm và chiều kia không quá 36 cm) |
10% |
0 |
5% |
84431300 |
– – Máy in offset khác |
10% |
2% |
3% |
84431400 |
– – Máy in letterpress, in cuộn, trừ loại máy in flexo |
10% |
2% |
3% |
84431500 |
– – Máy in letterpress, trừ loại in cuộn, trừ loại máy in flexo |
10% |
2% |
3% |
84431600 |
– – Máy in flexo |
10% |
2% |
3% |
84431700 |
– – Máy in ống đồng |
10% |
2% |
3% |
84431900 |
– – Loại khác |
10% |
0% |
5% |
– Máy in khác, máy copy và máy fax, có hoặc không kết hợp với nhau: |
||||
844331 |
– – Máy kết hợp hai hoặc nhiều chức năng in, copy hoặc fax, có khả năng kết nối với máy xử lý dữ liệu tự động hoặc kết nối mạng: |
|||
– – – Máy in-copy, in bằng công nghệ in phun: |
||||
84433111 |
– – – – Loại màu |
10% |
0% |
5% |
84433119 |
– – – – Loại khác |
10% |
0% |
5% |
– – – Máy in-copy, in bằng công nghệ laser: |
||||
84433121 |
– – – – Loại màu |
10% |
0% |
5% |
84433129 |
– – – – Loại khác |
10% |
0% |
5% |
– – – Máy in-copy-fax kết hợp: |
||||
84433131 |
– – – – Loại màu |
10% |
0% |
5% |
84433139 |
– – – – Loại khác |
10% |
0% |
5% |
– – – Loại khác: |
||||
84433191 |
– – – – Máy in-copy-scan-fax kết hợp |
10% |
0% |
5% |
84433199 |
– – – – Loại khác |
10% |
0% |
5% |
844332 |
– – Loại khác, có khả năng kết nối với máy xử lý dữ liệu tự động hoặc kết nối mạng: |
|||
– – – Máy in kim: |
||||
84433211 |
– – – – Loại màu |
10% |
0 |
5% |
84433219 |
– – – – Loại khác |
10% |
0 |
5% |
– – – Máy in phun: |
||||
84433221 |
– – – – Loại màu |
10% |
0 |
5% |
84433229 |
– – – – Loại khác |
10% |
0 |
5% |
– – – Máy in laser: |
||||
84433231 |
– – – – Loại màu |
10% |
0 |
5% |
84433239 |
– – – – Loại khác |
10% |
0 |
5% |
84433240 |
– – – Máy fax: |
10% |
0 |
5% |
84433250 |
– – – Máy in kiểu lưới dùng để sản xuất các tấm mạch in hoặc tấm mạch dây in |
10% |
0 |
5% |
84433260 |
– – – Máy vẽ (Plotters) |
10% |
0 |
5% |
84433290 |
– – – Loại khác |
10% |
0 |
5% |
844339 |
– – Loại khác: |
|||
84433910 |
– – – Máy photocopy tĩnh điện, hoạt động bằng cách tái tạo hình ảnh gốc trực tiếp lên bản sao (quá trình tái tạo trực tiếp) |
10% |
0 |
5% |
84433920 |
– – – Máy photocopy tĩnh điện, hoạt động bằng cách tái tạo hình ảnh gốc lên bản sao thông qua bước trung gian (quá trình tái tạo gián tiếp) |
10% |
10% |
15% |
84433930 |
– – – Máy photocopy khác kết hợp hệ thống quang học |
10% |
0 |
5% |
84433940 |
– – – Máy in phun |
10% |
5% |
7.5% |
84433990 |
– – – Loại khác |
10% |
5% |
7.5% |
Hồ sơ nhập khẩu máy in phun
Bộ hồ sơ nhập khẩu máy in phun công nghiệp cần có các loại giấy tờ sau:
-
Tờ khai hải quan.
-
Hợp đồng thương mại (Sale contract).
-
Danh sách đóng gói (Packing list).
-
Hóa đơn thương mại (Commercial invoice).
-
Vận đơn (Bill of lading).
-
Chứng nhận xuất xứ (nếu có).
-
Catalog (nếu có) và bất kỳ tài liệu khác nào mà cơ quan hải quan yêu cầu.
Hồ sơ nhập khẩu máy in phun
Quy trình nhập khẩu máy in phun công nghiệp
Khi thực hiện thủ tục nhập khẩu máy in phun đòi hỏi doanh nghiệp phải nắm rõ quy trình nhập khẩu để đảm bảo quá trình diễn ra suôn sẻ.
Xin giấy phép nhập khẩu
Các loại máy in dưới đây bắt buộc phải xin giấy phép nhập khẩu:
-
Máy in sử dụng công nghệ kỹ thuật số, flexo, offset, máy in lưới, ống đồng;
-
Máy chế bản ghi phim, ghi kẽm, tạo khuôn in;
-
Máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu;
-
Máy gấp sách, máy dao xén giấy, máy vào bìa, máy đóng sách, máy kỵ mã liên hợp…
Quy trình xin giấy phép nhập khẩu máy in được thực hiện như sau:
-
Kiểm tra loại máy in: Xác định xem máy in của bạn có thuộc loại cần giấy phép hay không.
-
Chuẩn bị hồ sơ: Bao gồm đơn đề nghị cấp giấy phép, catalogue, và các giấy tờ kỹ thuật cần thiết.
-
Nộp hồ sơ: Sử dụng Cổng thông tin một cửa quốc gia (vnsw.gov.vn) hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền.
Một số loại máy in bắt buộc phải xin giấy phép nhập khẩu
Các bước thực hiện thủ tục nhập khẩu máy in phun
Thủ tục nhập khẩu máy in phun thực hiện qua các bước:
Bước 1: Khai tờ khai hải quan
Doanh nghiệp thu thập đầy đủ tài liệu xuất nhập khẩu, bao gồm: hóa đơn thương mại, hợp đồng, vận đơn đường biển, chứng nhận xuất xứ, mã HS Code cho máy in… Sau đó, khách hàng nhập thông tin vào hệ thống hải quan thông qua phần mềm.
Bước 2: Mở tờ khai hải quan
Sau khi khai tờ khai hải quan, hệ thống sẽ phân loại tờ khai theo các luồng: xanh, vàng hoặc đỏ. Tùy theo luồng tờ khai mà khách hàng sẽ in tờ khai và mang bộ hồ sơ nhập khẩu đến chi cục hải quan để mở tờ khai, đồng thời tiếp tục thủ tục nhập khẩu máy in phun.
Bước 3: Thông quan hàng hóa
Sau khi hồ sơ và hàng hóa được kiểm tra và không có vấn đề phát sinh, cán bộ hải quan sẽ chấp nhận thông quan tờ khai của doanh nghiệp. Lúc này, bạn có thể thanh toán thuế nhập khẩu cho tờ khai hải quan để quá trình thông quan hàng hóa được hoàn tất.
Bước 4: Nhận và bảo quản máy in
Sau khi hàng hóa được thông quan, doanh nghiệp sẽ nhận máy in về kho để bảo quản và sử dụng tùy theo mục đích của mình.
Cách tính thuế nhập khẩu máy in
Thuế nhập khẩu máy in gồm 2 loại là thuế nhập khẩu và thuế GTGT nhập khẩu. Trong đó:
Thuế nhập khẩu được xác định theo mã HS với công thức:
Thuế nhập khẩu = Trị giá CIF x % thuế suất
Thuế GTGT nhập khẩu được xác định theo công thức:
Thuế giá trị gia tăng = (Trị giá CIF + Thuế nhập khẩu) x % thuế GTGT.
Trị giá CIF được xác định bằng giá trị xuất xưởng của mặt hàng cộng với tất cả các chi phí để đưa được hàng về đến cửa khẩu đầu tiên của nước nhập khẩu. Thuế nhập khẩu là chi phí tính vào giá vốn hàng bán của đơn hàng. Do đó, bạn cần xác định đúng mã HS của máy in để được áp mã thuế nhập khẩu tốt nhất.
Một số lưu ý khi thực hiện thủ tục nhập khẩu máy in phun công nghiệp
Trong quá trình thực hiện thủ tục nhập khẩu máy in phun khổ lớn, doanh nghiệp cần lưu ý các vấn đề sau:
-
Đối tượng được phép nhập khẩu máy in gồm: Cơ sở in ấn; Cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân được phép sử dụng thiết bị in để phục vụ công việc nội bộ; Doanh nghiệp có chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị ngành in theo quy định của pháp luật.
-
Đối với các linh kiện máy in nhập khẩu không cần xin giấy phép.
-
Giấy phép nhập khẩu máy in được cấp cho từng sản phẩm cụ thể theo mã số định danh của máy in.
-
Máy in chỉ được thông quan khi đã nộp đủ thuế theo quy định.
-
Khi nhập khẩu máy in, cần tuân thủ quy định về dán nhãn hàng hóa theo Nghị định 43/2027/NĐ-CP.
-
Cần xác định đúng mã HS của máy in để nộp đúng thuế, tránh bị phạt.
Một số đối tượng được quy định mới được pháp nhập khẩu máy in
Giải đáp một số thắc mắc về nhập khẩu máy in phun
Dưới đây là giải đáp cho một số thắc mắc thường gặp về nhập khẩu máy in:
Nhập khẩu máy in phun cần những loại giấy phép nào?
Máy in phun thông thường không cần giấy phép nhập khẩu. Trừ các trường hợp: Máy gia công sau in; máy photocopy đa màu; máy in sử dụng một trong các công nghệ: kỹ thuật số, offset, flexo, ống đồng, máy in lưới, letterpress; máy chế bản ghi phim, ghi kẽm thì phải xin giấy phép nhập khẩu từ Bộ Thông tin và Truyền thông. Đối với máy in phun thông dụng, bạn chỉ cần thực hiện thủ tục hải quan thông thường mà không cần giấy phép đặc biệt.
Nhãn mác máy in khi nhập khẩu có những thông tin gì?
Nhãn mác nhập khẩu cần đảm bảo đầy đủ các thông tin gồm:
-
Tên hàng hóa;
-
Tên và địa chỉ của tổ chức/cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
-
Xuất xứ hàng hóa;
-
Các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa.
Thời gian nhập khẩu máy in là bao lâu?
Thời gian nhập khẩu máy in phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại máy in, quy trình hải quan, và thời gian kiểm tra chuyên ngành. Thông thường, việc khai báo hải quan điện tử có thể mất một ngày làm việc. Thời gian thông quan có thể từ vài giờ đến vài ngày, tùy thuộc vào luồng tờ khai (xanh, vàng, đỏ) và quá trình kiểm tra thực tế. Nếu có kiểm tra chuyên ngành, thời gian có thể kéo dài thêm từ 3 đến 7 ngày.
Thủ tục nhập khẩu máy in phun đòi hỏi doanh nghiệp tuân thủ các quy định pháp lý về giấy phép, thuế và kiểm tra chất lượng để đảm bảo hàng hóa nhập khẩu hợp pháp. Việc hiểu rõ và thực hiện đúng quy trình sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí, đồng thời tránh được các rủi ro pháp lý không đáng có.