7 lỗi thường gặp khi sử dụng máy ép nhiệt phẳng
Khi sử dụng máy ép nhiệt phẳng trong một khoảng thời gian sẽ khó tránh khỏi gặp phải một số sự cố kỹ thuật. Việc hiểu được những lỗi thường gặp khi dùng máp ép nhiệt phẳng sẽ giúp bạn xử lý nhanh chóng và đem lại hiệu quả tối ưu. Trong bài viết này, Aseanjsc sẽ đưa ra 7 lỗi thường gặp khi sử dụng máy ép nhiệt phẳng nhé!
Lỗi hình in lên màu sắc không đều
Trong máy ép nhiệt thường có khoảng 6 - 8 thanh nhiệt. Nếu như một trong số đó gặp phải vấn đề, bị hư hỏng sẽ dẫn tới lỗi hình in lên màu sắc không đều. Để khắc phục lỗi này, bạn cần liên hệ với bên mua máy ép nhiệt phẳng để được thay thế thanh nhiệt.
Lỗi hình in nhớp
Lỗi hình in nhớp xuất phát là do file thiết kế có vấn đề. Nếu như chúng ta không để ý file thiết kế có một số nội dung bị nhỏ, nhạt màu và hiện thị không rõ ràng thì khi in ép lên sản phẩm không được đẹp như yêu cầu. Đối với lỗi này, bạn nên kiểm tra file in ban đầu hoặc xem xét tới giấy in có tốt không. Vì giấy in bảo quản không tốt sẽ dẫn tới vênh 2 đầu mép hoặc nhớp đầu phun.
Lỗi cháy dây nguồn
Nguyên nhân của lỗi này là do đường dẫn hay nguồn điện không ổn định. Đối với lỗi này thì cách khắc phục tương đối đơn giản, bạn chỉ cần dùng đúng đường dẫn ổn định và không được đấu móc nhiều thiết bị trên một đường dẫn điện khi sử dụng máy ép nhiệt phẳng.
Lỗi thâm kim trong in chuyển nhiệt
Lỗi thâm kim là hiện tượng thường gặp khi in chuyển nhiệt. Lỗi này sẽ làm xuất hiện hiện nhiều chấm đen li ti trên bề mặt vải sau khi in chuyển nhiệt. Nguyên nhân gây ra hiện tượng đó là do nhiệt độ ban đầu được cài đặt quá cao dẫn tới biến dạng, làm thay đổi kết cấu khiến xuất hiện các vết đóm nhỏ màu xám đen trên vải. Hoặc do thời gian ép quá lâu dẫn tới trường hợp như trên. Cũng có thể là do vải thun bị ẩm ướt, bám bụi bẩn khiến xuất hiện nổi đốm khi qua nhiệt. Lỗi này cũng có thể xảy ra là do vải không đạt các tiêu chuẩn để in chuyển nhiệt.
Đối với lỗi này, bạn có thể khắc phục bằng cách điều chỉnh nhiệt độ hoặc giảm thời gian xuống dưới. Đồng thời, kiểm tra lại công tác bảo quản vải hoặc dùng 1 lớp giấy hay vải trắng, miếng chống dính phủ lên trên cùng khi ép chuyển nhiệt.
Lỗi bóng đổ 3D
Lỗi này khiên bạn in một vật thể xuống xuất hiện thêm một bóng mờ bên cạnh vật thể đó. Hiện tượng gây cảm giác khó chịu và làm sản phẩm không đúng như thiết kế. Nguyên nhân gây ra lỗi đổ 3D là file đã bị 3D, máy in bị lỗi phần cơ khiến kéo giấy không đều.
Cũng có thể là do khi thời gian ép đã hết bạn gỡ máy ép không cẩn thận khiến giấy bị lệch và lúc này mực in vẫn còn một ít trên giấy. Đồng thời nhiệt độ vẫn đang cao dẫn tới phần mực còn lại chuyển lên sản phẩm tạo ra bóng mờ. Hoặc cũng có thể là do giấy in chuyển nhiệt quá mỏng làm cho mực thấm ngược lên mâm nhiệt và chuyển lại lên sản phẩm trong các lần ép sau.
Để khắc phục lỗi này, bạn hãy kiểm tra lại file in và máy in xem có phải là do file gốc hay không. Nếu phải thì cần chỉnh lại file hoặc làm sạch máy in.
Lỗi hình in bị ngược trong in chuyển nhiệt
Tất cả những file in ra để ép nhiệt đều phải ngược lại so với hình ảnh muốn in. Bởi khi ta ép hình lên vật khác và khi gỡ ra chúng phải ngược lại với hình ban đầu. Lỗi này là hoàn toàn chủ quan cho nên bạn chỉ cần chú ý lật ngược nội dung in hoặc cài máy in chuyển nhiệt ở chế độ mirror.
Lỗi hình in bị rổ
Đa phần giấy in chuyển nhiệt có 2 mặt là một bên phủ keo trơn bóng và mặt kia là rỗ hơn. Nếu không để ý bạn sẽ sử dụng ngược lại dẫn tới hiện tượng hình in bị rỗ. Do đó, bạn chỉ cần chú ý dùng đúng mặt in để không gặp phải lỗi như trên.
Hi vọng bài viết này đã giúp ích cho các bạn trong quá trình sử dụng máy ép nhiệt phẳng nhé!