Hướng dẫn in decal chi tiết từ A - Z cho người mới
Decal, tem nhãn được ứng dụng rất phổ biến trong nhiều ngành nghề và cuộc sống hiện nay. Chính vì thế, nhu cầu in decal ngày càng tăng cao. Vậy cách in decal thế nào? Tham khảo ngay hướng dẫn in decal chi tiết từ A - Z chúng tôi chia sẻ dưới đây.
4 Bước hướng dẫn in decal chi tiết
Dưới đây là hướng dẫn in decal với 4 bước chi tiết, bạn có thể tham khảo:
Bước 1: Thiết kế file in
Khách hàng chưa có file in sẽ được đơn vị in ấn hỗ trợ thiết kế file in theo yêu cầu. Quá trình thiết kế cần được tiến hành một cách tỉ mỉ, đảm bảo hình ảnh, màu sắc, nội dung đều phù hợp với mục đích sử dụng, khổ in vừa vặn.
Đối với những khách hàng đã có file mẫu sẵn, cần kiểm tra kỹ lưỡng về chính tả, chất lượng hình ảnh, độ phân giải và định dạng file để đảm bảo sản phẩm in hoàn hảo. Các file kích thước lớn sẽ được điều chỉnh ở định dạng vector, tránh hiện tượng nhòe hay vỡ nét hình ảnh.
Thiết kế file in
Bước 2: Chuẩn bị vật liệu
Sau khi khách hàng đã hoàn thiện file thiết kế, đơn vị in sẽ chuẩn bị vật liệu decal hoặc sử dụng decal do khách hàng cung cấp.
Tiếp đó, công đoạn cắt khổ decal được thực hiện một cách cẩn thận để đảm bảo kích thước phù hợp với yêu cầu. Với công nghệ hiện đại, các máy in có khả năng xử lý kích thước lên đến 1.2m, 1.8m hoặc 3.2m, đáp ứng mọi nhu cầu in ấn. Bề mặt tấm decal cũng được vệ sinh sạch sẽ, tránh tình trạng bám bụi bẩn gây hư hỏng bản in.
Quá trình in được diễn ra một cách chính xác và cẩn trọng. Tấm decal được căn chỉnh vừa khít với khuôn in, tránh tình trạng in bị sai lệch so với thiết kế ban đầu. Điều này giúp hạn chế lỗi kỹ thuật, tránh phải in lại nhiều lần, tiết kiệm thời gian và chi phí cho khách hàng.
Bước 3: Tiến hành in ấn
Để in decal, đầu tiên cần chuyển dữ liệu file mẫu từ máy tính sang máy in. Đồng thời, định dạng file để đảm bảo tương thích với khả năng xử lý của thiết bị. Đa số máy in hiện đại đều có khả năng xử lý các định dạng phổ biến như PDF, JPG, PNG,...
Sau khi khởi động máy, quá trình in ấn sẽ diễn ra. Các đầu phun sẽ di chuyển và phun mực lên bề mặt vật liệu một cách chính xác, tuân thủ yêu cầu của mẫu thiết kế ban đầu. Quy trình in được thực hiện tuần tự và lần lượt cho đến khi hoàn thiện.
Tùy thuộc vào loại mực in, thành phẩm sẽ được sấy khô hoặc để khô tự nhiên. Bản in đầu tiên được kiểm tra kỹ lưỡng về hình thức và chất lượng. Nếu không có yêu cầu sửa đổi, đơn vị sẽ tiến hành in ấn hàng loạt để đáp ứng đủ số lượng theo yêu cầu của khách hàng.
Tiến hành in
Bước 4: Gia công sau in
Sau khi hoàn thiện, sản phẩm sẽ được đơn vị in ấn tiến hành công đoạn cán màng decal, nhằm bảo vệ bề mặt vật liệu khỏi thấm nước, tránh hiện tượng nhòe hoặc phai màu mực in. Đồng thời, tùy theo mục đích sử dụng, khách hàng cũng có thể yêu cầu cơ sở sản xuất thực hiện công đoạn cán bồi formex để tăng độ cứng cáp và độ bền cho sản phẩm. Công đoạn này được thực hiện bằng cách dán tấm decal lên chất liệu Format.
Các sản phẩm sau khi hoàn thiện việc in ấn, cán màng và bồi format, sẽ được áp dụng trực tiếp lên bề mặt sản phẩm hoặc được cắt viền và đóng khung để tạo thành tranh hoặc ảnh trang trí nội thất. Cuối cùng, sản phẩm sẽ được đóng gói kỹ lưỡng trước khi giao đến địa chỉ của khách hàng.
Gia công sau in
Một số lưu ý cần nhớ khi in decal
Khi sử dụng máy in decal in trong, in UV decal và các loại decal khác, bạn cần lưu ý:
-
Đảm bảo phủ lớp trắng cho tấm decal để hình ảnh và hoạt tiết được hiển thị một cách rõ ràng và nổi bật.
-
Chọn kích thước và khổ in decal phù hợp với nhu cầu sử dụng.
-
Hạn chế in quá nhiều thông tin không cần thiết, chỉ in những nội dung ngắn gọn, cô đọng và súc tích.
-
Đảm bảo in đủ số lượng ấn phẩm cần thiết, tránh tình trạng in thiếu hoặc thừa, gây lãng phí.
-
Kiểm tra kỹ lưỡng lỗi chính tả, độ phân giải, định dạng file, để tránh sai sót và giảm thiểu việc phải in lại nhiều lần.
-
Lựa chọn xưởng in decal có uy tín để đảm bảo chất lượng gia công ấn phẩm và đảm bảo tiến độ sản xuất.
Trên đây là các bước hướng dẫn in decal đầy đủ và chi tiết nhất. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích và giúp bạn hiểu hơn về quy trình in decal.