Khả năng bám dính của mực UV sẽ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào?
Mực UV đang trở nên phổ biến và được dùng nhiều trong in ấn. Việc sử dụng mực UV giúp đem lại nhiều lợi ích cho sản phẩm về cả độ bền lẫn tính thẩm mỹ. Nhưng có một vài trường hợp gặp khó khăn trong quá trình sử dụng mực UV, điển hình là khả năng bám dính. Ở bài viết này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem khả năng bám dính của mực Uv sẽ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào
Những ưu thế vượt trội của mực UV
Ngày nay, mực UV được sử dụng vô cùng rộng rãi bởi loại mực in này sẽ hữu nhiều ưu thế vượt trội như:
- Mực in UV giúp bề mặt sản phẩm in được bóng đẹp, làn màu đồng đều, sắc nét và tính thẩm mỹ cao.
- Loại mực này có khả năng bám dính tốt trên nhiều vật liệu in khác nhau, kể cả những bề mặt khó như đám cẩm thạch hay thủy tinh.
- Mực UV có đặc tính là lớp mực khô ngay lập tức. Điều này tạo giúp vận hành hệ thống nhanh chóng và rút ngắn thời gian chờ đợi. Đồng thời, mực UV nâng cao hiệu suất công việc.
- Màng mực UV kháng hóa chất và các tác động cơ học cực kỳ tốt. Chính nhờ đó, loại mực này tăng khả năng chống trầy xước và mài mòn do yếu tố bên ngoài nhằm giúp bảo vệ sản phẩm sau khi in ấn.
- Mực UV được đánh giá an toàn với người sử dụng và thân thiện môi trường bởi ít phát ra chất thải hữu cơ bay hơi VOC.
Ngoài những ưu thế kể trên, mực UV đã và đang trở thành xu hứng in ấn hiện nay. Song trong quá trình sử dụng loại mực này bạn cần chú ý để tránh bị kính ứng mắt, da và bảo quản thật cẩn thận.
3 yếu tố ảnh hưởng đến khả năng bám dính của mực UV
Khả năng bám dính của mực UV được đánh giá tốt hơn hẳn so với các loại mực thông thường. Nhưng để đạt được hiệu quả tốt nhất của đặc tính này thì người dùng cần hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng và có biện pháp khắc phục khi gặp sự cố. Sau đây là 3 yếu tố ảnh hưởng tới khả năng bám dính của mực UV:
- Sức căng bề mặt là vấn đề đầu tiên bạn cần quan tâm để đảm bảo độ bám dính của mực UV. Theo các kỹ thuật viên thì năng lượng bề mặt nhất định phải lớn. Ít nhất năng lượng đó phải lớn hơn sức căng bề mặt của mực UV thì mới đạt độ bám dính hiệu quả nhất. Con số tối thiểu sức căng bề mặt vật liệu phải đạt là 40 dyne/cm. Ví dụ như khi bạn muốn phủ mực UV lên nhựa sẽ tìm hiểu xem loại nhựa đó có sức căng bề mặt là bao nhiêu. Nếu như là nhựa PE hay PP sẽ cần xử lý bằng các phương pháp UV nitro hoặc flame.
- Năng lượng sấy cũng là một trong những yếu tố tác động tới độ bám dính của mực UV. Do đó, trong quá trình sử dụng loại mực in này bạn cần đảm bảo năng lượng sấy đáp ứng đủ cho toàn bộ quá trình đóng rắn của mực UV trên bề mặt. Nếu như năng lượng không đủ sẽ khiến mực UV chỉ khô trên bề mặt mà chưa đạt được kết dính vững chắc bên trong. Điều này sẽ dẫn tới hiện tượng lớp mực UV dễ bị bong tróc và ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm.
- Mực UV liên kết vững chắc là do khi được đóng rắn. Bởi mực UV có phân tử lượng thấp cho nên khi nhiệt độ giới hạn trơ quá cao sẽ làm quá trình nhũ nóng không thực hiện được. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn tới độ bám dính của mực UV.
Trên đây là nhưng yếu tố làm ảnh hưởng tới độ bám dính của mực UV. Để được hỗ trợ và giải đáp chi tiết thêm về các vấn đề liên quan tới mực in, địa chỉ bán mực in uv hãy gọi ngay hotline của chúng tôi.