Nguyên nhân và cách hạn chế hiện tượng nghẹt đầu phun máy in

Khi đầu phun máy in không ra mực, sai màu so với bản gốc, hình bị thiếu màu hay bản in có sọc kẻ,… là dấu hiệu của hiện tượng nghẹt đầu phun. Và tình trạng này làm ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng bản in thành phẩm. Vậy nguyên nhân của hiện tượng nghẹt đầu phun là gì? Cách nào để hạn chế tình trạng này? Tại bài viết tuần này hãy cùng Aseanjsc tìm hiểu nguyên nhân và cách hạn chế hiện tượng nghẹt đầu phun máy in nhé!

Nguyên nhân gây nghẹt đầu phun máy in

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng nghẹt đầu phun máy in uv, điển hình như:

- Do mực in còn đọng lại trên đầu phun lâu ngày sẽ làm nhỏ hoặc bít lỗ phun. Với nguyên nhân này, bạn sẽ rất dễ dàng vệ sinh  và xử lý.
- Card tinh thể áp điện bị hư hoặc quá tải, thời gian sử dụng lâu cùng khiến cho đầu phun bị nghẹt.
- Nếu như mực in không được lưu thông trong thời gian dài sẽ dính vào lưới lọc và vách đầu phun. Điều này sẽ gây nên tình trạng diện tích lưu động của mực in nhỏ đi và không thể phun ra mực trơn tru.

- Độ dính của mực in cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Nếu như độ dính của mực in quá cao hoặc thấp sẽ khiến tính lưu động của mực in bị kém đi. Từ đó đầu phun ra chỉ toàn không khí. Lỗi này sẽ xảy ra khi chúng ta dùng 2 loại mực in có sự chênh lệch về độ dính chung với nhau.
- Con chip điện được dùng quá lâu hoặc bị bám nhiều bụi bẩn, nhiều mực cùng làm ảnh hưởng tới điện áp đầu phun và mực phun ra cũng khó khăn. Thậm chí là bị nghẹt đầu phun máy in.
- Chất lượng mực in sử dụng không đảm bảo, giá rẻ sẽ rất dễ gây vón cục, khô mực ở đầu phun và làm đầu phun bị tắc nghẽn.
- Nếu như thường xuyên thay đổi loại mực nhưng lại không bảo dưỡng tốt đầu phun cũng có thể gặp phải tình trạng này.
- Nhiệt độ và độ ẩm thích hợp nhất với mực máy in là từ 22 - 25 độ C và 40 - 70%. Nếu nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp sẽ khiến cho độ dính của mực in bị thay đổi và gây nên hiện tượng thiếu mực trong đầu phun.
- Điện áp đầu phun không tương thích cũng tạo nên hiện tượng hoạt động thiếu trơn tru.
- Cũng có thể do máy in phun lâu không sử dụng, mực bị khô ở đầu phun khiến cho mực ra không đều và in không đủ nét.

Cách hạn chế nghẹt đầu phun máy in

Để hạn chế tình trạng nghẹ đầu phun máy in uv khổ lớn, bạn có thể áp dụng một số mẹo nhỏ sau:

- Khi mới mua máy in về, bạn nên in một số hình ảnh đủ các màu sắc và in trong 1 – 2 ngày mà không cần dùng quá nhiều mực in. Lúc này dung dịch bảo quản đầu phun được loại bỏ hoàn toàn và tạo nên sự thông thoáng. Từ đó, đầu phun máy in có được trạng thái hoạt động tốt nhất.
- Nên bảo quản mực in tại môi trường dùng ít nhất 24 giờ trước khi sử dụng và hãy đảm bảo độ dính của mực in không được quá lớn.
- Khi sử dụng máy in, bạn nên dùng một loại mực in duy nhất để đảm bảo độ bền cho đầu phun.
- Đảm bảo điện áp đầu phun không được quá cao và card tinh thể điện áp được tháy thế mỗi năm 1 lần.
- Điện áp đầu phun không được quá cao; tránh tình trạng đầu phun bị nóng làm khô mực in bên trong
- Sau khi sử dụng máy in xong bạn  nên đậy nắp lại để tránh bụi bẩn bám vào
- Vệ sinh đầu phun thường xuyên

Hi vọng bài viết này đã đem tới thông tin hữu ích cho bạn trong quá trình sử dụng máy in. Nếu cần bất kỳ hỗ trợ nào hãy gọi ngay hotline của chúng tôi!

Tin hay cho bạn

5 dòng máy in ốp lưng điện thoại hiện đại, tính năng đa dạng

Máy in UV chính hãng giá rẻ | UV cuộn, UV phẳng, UV hybrid

Máy in vải cuộn trực tiếp trên vải cotton, poly giá tốt nhất 2024

Bán bạt in quảng cáo, biển hiệu, bạt hiflex, decal quảng cáo giá sỉ

Top 8 Máy in ảnh Epson chính hãng, giao nhanh - Giá mới 2024

Mua máy in chuyển nhiệt khổ lớn cũ cần lưu ý những gì?

So sánh in UV cuộn và in chuyển nhiệt

Những lỗi thường gặp khi dùng máy in UV DTF

Những thông tin bạn cần biết về mực in Pigment UVC Ultra

Những điều bạn nên biết khi sử dụng mực Dye UV

In bằng mực Pigment vì sao lại được ưa chuộng?

So sánh in chuyển nhiệt và in lụa chi tiết nhất

In DTG là gì? Công nghệ in DTG trực tiếp trên áo thun

Mực UV là gì? Ưu điểm của mực UV với các loại mực khác?

Những lưu ý khi chọn mực in UV để đạt hiệu quả nhất

In uv phẳng là gì? Những điều cần biết về in UV phẳng

Vai trò của in UV trong ngành thời trang

Những lưu ý khi mua máy in UV cũ đã qua sử dụng

Tất cả những điều cần biết về công nghệ in UV DTF

So sánh chi tiết máy ép nhiệt khổ nhỏ với máy ép nhiệt khổ lớn

Máy ép nhiệt công nghiệp và máy ép nhiệt phổ thông có gì khác nhau?

Các loại máy in chuyển nhiệt được dùng nhiều trên thị trường

Một số lỗi thường gặp khi in chuyển nhiệt và cách khắc phục

Mẹo kiểm tra khả năng chịu nước của mực UV

Công nghệ in dùng mực UV và in thông thường có gì khác biệt?

Kinh nghiệm mua máy ép nhiệt phẳng và cách sử dụng mang lại hiệu quả

Ưu nhược điểm của máy ép nhiệt phẳng là gì?

Những chất liệu vải in chuyển nhiệt tốt nhất phù hợp nhất

In chuyển nhiệt là gì? Những điều cần biết về in chuyển nhiệt

Viết bình luận của bạn
0983 821 809 zalo chat