Nên in áo thun bằng công nghệ chuyển nhiệt hay kỹ thuật số?
Những chiếc áo thun với hình ảnh, màu sắc và thông điệp sống động được yêu thích hơn cả. Và để có được thành phẩm đó sẽ không thể thiếu đi công nghệ in ấn. Song hiện nay công nghệ in áo thun có nhiều loại nhưng phổ biến nhất là in chuyển nhiệt và in kỹ thuật số. Vậy giữa hai công nghệ in ấn này thì nên chọn loại nào? Để có được câu trả lời chính xác, bạn hãy tham khảo ngay thông tin trong bài viết dưới đây nhé!
In áo thun bằng công nghệ in kỹ thuật số
Côn nghệ in ấn này cho phép người dùng sử dụng phun mực trực tiếp lên bề mặt áo thun theo màu sắc, hình ảnh và kích thước được chọn sẵn. Khi vừa ra đời, công nghệ in kỹ thuật số đã gặp nhiều khó khăn khi dùng mực trắng in lên vải tối màu và vô số hạn chế khác. Cho tới về sau, công nghệ in này được cải tiến và khắc phục nhưng nhược điểm trước đây.
Quá trình in áo thun bằng in kỹ thuật số sẽ trải qua quá trình gồm các bước sau:
- Với vải áo tối màu, chúng ta sẽ cần phải xử lý trước khi in ấn bằng cách phun một lớp chất phủ nhằm đảm bảo chất lượng mực in. Riêng với áo sáng màu thì không cần tới bước này.
- Tiến hành đặt áo vào vị trí chính xác trên khuôn in rồi cân chỉnh để không bị lệch.
- Sau đó, tiến hành trên máy ép nhiệt khí nén trong khoảng 1 - 3 phút.
Ưu điểm của in kỹ thuật số đó là in được trên nhiều chất liệu vải, cả vải sáng màu lẫn tối màu. Chất lượng hình ảnh in cao, sắc nét và chân thực. Đồng thời, hình in khó phai và cực kỳ bền. Không những vậy, máy in vải kỹ thuật số có tốc độ nhanh, hình in không cần qua thiết kế hay xử lý. Hơn thế nữa, mực in thấm vào áo rất nhanh khô.
Bên cạnh những ưu điểm kể trên thì in kỹ thuật số có một số hạn chế nhất định như chi phí đâu tư máy móc, nguyên liệu cao. Máy in kỹ thuật số cũng thường xuyên cần bảo trì và nơi lưu trữ mực in sẽ đòi hỏi không gian chuyên dụng, có trang bị điều hòa nhiệt độ. Giá thành in ấn lại tương đối cao.
In áo thun bằng công nghệ in chuyển nhiệt
Công nghệ in áo thun này sẽ sử dụng mực in chuyên dụng in lên giấy chuyển nhiệt rồi mới tiến hành in lên vải thông qua tác dụng của nhiệt độ. Lúc này, nhiệt độ tăng cao sẽ làm mực in bốc hơi và bám lên vật liệu cần in. Khi nguội đi sẽ tạo thành lớp mực in bám trên vải áo.
Công nghệ máy in vải chuyển nhiệt sẽ bao gồm nhưng bước đơn giản sau:
- Dùng mực in chuyên dụng in hình lên giấy chuyển nhiệt
- Tiến hành đặt giấy in vào áo thun và máy ép nhiệt rồi in lên áo
In chuyển nhiệt được đánh giá có phần ưu thế hơn so với in kỹ thuật số bởi nhưng điểm như chất lượng hình in tốt, có thể in tràn thân áo, in đa dạng màu sắc, tốc độ in nhanh và chi phí thấp.
Bên cạnh những ưu thế kể trên thì in chuyển nhiệt cũng có số hạn chế như chất lượng hình in chỉ tốt trên nền vải sáng, khó in lên vải có chất liệu cotton và chỉ in theo mẫu từ file gốc cho nên không có khả năng điều chỉnh màu sắc. Hơn thế nữa, hình in có thể bể nếu như kéo dãn.
Qua những thông tin có thể thấy cả công nghệ in chuyển nhiệt lẫn in kỹ thuật số đều có ưu thế cùng hạn chế nhất đình. Cho nên để lựa chọn được phương pháp in ấn phù hợp bạn cần xem xét và đánh giá nhu cầu in ấn của bản thân. Nếu như còn bất kỳ thắc mắc nào về máy in kỹ thuật số, máy in phun khổ lớn, bạn có thể liên hệ ngay với Aseanjsc nhé!