In UV phẳng là gì? Những điều cần biết về công nghệ in UV phẳng

In UV phẳng hiện là công nghệ in ấn được nhiều khách hàng lựa chọn bởi chất lượng vượt trội, độ bền màu mà nó mang lại. Tuy nhiên được ứng dụng phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về công nghệ in UV phẳng. Dưới đây là những điều bạn nên biết trước khi sử dụng công nghệ in UV phẳng.

Công nghệ in UV phẳng là gì?

Đây là công nghệ in UV trực tiếp lên bề mặt vật liệu phẳng và sau đó được sấy khô bằng tia UV. In UV phẳng là phương pháp in kỹ thuật số đang được ứng dụng rộng rãi nhất trên thế giới.

Công nghệ in ấn này sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội về màu sắc, độ bền hơn so với phương pháp truyền thống. Đặc biệt, sản phẩm khi được in bằng công nghệ này có hình ảnh và họa tiết sắc nét dễ dàng nhìn ra bằng mắt thường. In UV phẳng có thể in trên hầu hết các vật liệu như đá thiên nhiên, kính, gỗ, mica, format,…

Loạt ưu điểm của in UV phẳng

Công nghệ in UV phẳng

Công nghệ in UV phẳng

In UV phẳng sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn so với phương pháp in ấn truyền thống, cụ thể như:

- Chất lượng in ấn cao khi dùng loại mực in cao cấp giúp đem lại độ bám màu tốt hơn so với loại mực cũ. Từ đó, sản phẩm được in UV phẳng không hề bị phai màu.
- Đảm bảo sản phẩm sau khi in sắc nét, chân thực, sống động và đẹp mắt
- Khả năng chịu nhiệt và không bị tác động bởi yếu tố môi trường là ưu điểm của những sản phẩm sau khi được in bằng công nghệ in UV phẳng.

Những chất liệu sử dụng khi in UV phẳng

Có thể nói, máy in UV phẳng có khả năng in trên nhiều chất liệu khác nhau như kính, đá thiên nhiên, mica, gỗ,… Mỗi chất liệu sẽ cho ra ứng dụng riêng, cụ thể như sau:

- In UV phẳng trên mica giúp in trực tiếp mà không cần phải dán những vật liệu trung gian như decal. Những sản phẩm in UV trên mica chủ yếu được dùng để làm bảng thẻ xe, bảng tên công ty, thẻ nhân viên,…
- In UV phẳng trên kính thường được ứng dụng trong trang trí nội thất. Vì chúng có bề mặt phẳng, bóng và chịu lực cao.
- In UV phẳng trên format cũng được sử dụng phổ biến. Do có đặc tính nhẹ, bề mặt mịn, trắng cho nên in UV phẳng trên format được ứng dụng nhiều trong làm bảng trang trí sự kiện, bảng trao thưởng, menu,…
- Đối với in UV phẳng trên đá thiên nhiên sẽ được ứng dụng chủ yếu trong in làm quà tặng cao cấp, vật phẩm phong thủy,…
- Riêng với in UV phẳng trên gỗ lại dùng để làm các đồ nội thất trong nhà. Vì in UV trên gỗ sẽ tạo nên những sản phẩm độc đáo, có tính thẩm mỹ giúp trang trí không gian ngôi nhà thêm cuốn hút.

Ứng dụng của in UV phẳng

Hiện tại, in UV phẳng là hình thức in ấn được ứng dụng  phổ biến ở những lĩnh vực sau:

- Công nghệ in UV phẳng được sử dụng để in trên chất liệu format với các dòng máy in decal giá rẻ sử dụng cho ra các menu, poster, bảng giá.
- Mặt bàn, cửa làm bằng kính cường lực để trang trí sẽ áp dụng in UV nhằm tạo ra những hoạ tiết, hoa văn tinh xảo.
- Gạch men, đá tự nhiên dùng lót sàn, ốp vách cũng dùng công nghệ in ấn này để cho ra sản phẩm có tính thẩm mỹ cao.
- Những biển bảng quảng cáo ngoài trời, bảng hiệu, bảng số nhà in trên bề mặt inox cũng cần tới in UV phẳng.
- Nếu như bạn muốn không gian sống trở nên hấp dẫn hơn thì đừng bỏ qua cách trang trí hoa vặn trên các tấm gỗ thông qua in UV phẳng nhé.
- Những chiếc ốp điện thoại, túi xách, ví da, quần áo,… để tạo điểm nhấn sẽ áp dụng công nghệ in ấn này.

4 điều cần lưu ý khi sử dụng công nghệ in UV phẳng

In UV phẳng được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp in ấn bởi khả năng in đa dang chất liệu. Bên cạnh đó, in UV phẳng còn mang loạt ưu điểm vượt trội cả về chất lượng và độ bền màu. Tuy nhiên, để in UV phẳng đạt chất lượng tốt nhất bạn cần chú ý một số vấn đề dưới đây. Sau đây là 4 điều bạn cần lưu ý khi sử dụng công nghệ in UV phẳng.

Phân biệt các phương pháp in UV

In UV hiện nay có 2 dạng được sử dụng phổ biến đó là in UV phẳng và in UV cuộn. Trong đó, in UV phẳng sẽ đòi hỏi vật liệu in phải cứng, phẳng và không bị cuộn lại như kim loại, gỗ, kính, mica,… Còn in UV cuộn sẽ sử dụng in những vật liệu mềm và được cuộn lại như da, vải, giấy, màng in, decal, bạt in,…Vì thế, bạn nên xác định loại vật liệu cần in là gì để chọn lựa phương pháp in UV phù hợp.

Nói chung, cả công nghệ in UV phẳng lẫn in UV cuộn thì đều cho ra sản phẩm có hiệu ứng đẹp và hút mắt người nhìn, giúp tăng khả năng nhận diện thương hiệu. Do đó, bạn sẽ yên tâm về chất lượng sản phẩm sau khi in.

Tìm hiểu các vật liệu nên in UV phẳng

In UV phẳng là công nghệ in phù hợp cho các vật liệu như kính, gỗ, gạch mem, mica, inox, đá thiên nhiên,…Vì trên những vật liệu phẳng này các nhà thiết kế sẽ thể hiện tốt nhất các ý tưởng của mình. Hơn nữa, những đường vân nổi trên bề mặt sản phẩm sau khi in UV phẳng sẽ đem lại cho người những trải nghiệm hòa toàn mới. Do đó, dựa vào mục đích sử dụng bạn cần lựa chọn vật liệu in phù hợp để cho ra sản phẩm ưng ý nhất. Ngoài ra, vật liệu in thì ban cũng phải tìm hiểu kỹ kích thước để vừa mang lại thẩm mỹ cho sản phẩm vừa tiết kiệm chi phí in.

lưu ý khi in uv phẳng

Nên chọn đầu phun công nghệ cao

In UV phẳng không đòi hỏi những máy móc hiện đại mà thay vào đó là đầu phun công nghệ cao để phục vụ tốt cho quá trình in ấn sản phẩm. Đây được xem là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng sản phẩm in ra có làm hài lòng khách hàng hay không.

Hiện nay, các dòng máy in UV phẳng khổ lớn thường sử dụng đầu phun cao cấp với khả năng biến đổi điện tích hạt mực in. Cũng chính nhờ đó mà bản in được tạo thành một cách nhanh chóng, chất lượng cao và giá thành cạnh tranh.

Tham khảo giá thành

Ngoài việc tìm địa chỉ cung cấp dịch vụ và máy in UV phẳng uy tín để đáp ứng yêu cầu chất lượng thì một yếu tố khác bạn cần tìm hiểu đó là giá thành. Điều này là vô cùng cần thiết vì nó sẽ giúp bạn chi tiết một cách đúng đắn và hạn chế những phát sinh không đáng có cũng như tiết kiệm chi phí. Để tham khảo giá, bạn có thể tìm hiểu thông qua internet, báo chí hoặc gọi hotline trực tiếp của nhà cung cấp.

Trên đây là những thông tin liên quan tới in UV phẳng bạn nên biết. Nếu bạn bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ hotline của chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng nhé!

Tin hay cho bạn

Máy in Offset: Cấu tạo, nguyên lý hoạt động và ứng dụng

Máy ép nhiệt là gì? Cấu tạo máy ép nhiệt, phân loại và ứng dụng

Máy ép nhiệt logo tự động, đa năng - ASEAN JSC

5+ Máy in card, danh tiếp, tờ rơi bền, đẹp, giá tốt

5+ Máy in màu siêu tốc chính hãng, chất lượng nhất

Máy in màu Epson A3, A4 chính hãng, chất lượng

TOP 5 máy in màu A3 chính hãng, giá tốt nhất

TOP 5 máy in sớ khổ A3 chất lượng, giá tốt nhất thị trường

TOP 5 máy in mã vạch decal chính hãng, chất lượng

Máy in decal khổ 60 chất lượng, giá tốt nhất thị trường

TOP 5 máy in tem nhãn decal chất lượng, giá tốt nhất

Máy ép nhiệt công nghiệp: Cấu tạo, phân loại và ứng dụng

Máy ép nhiệt 40x60, ép nhiệt phẳng: Tính năng và cách sử dụng

Máy ép nhiệt mini: Vai trò, ứng dụng và những điều cần lưu ý

TOP 10 máy in decal xi bạc tốt và được ưa chuộng nhất hiện nay

Nên mua máy in gia đình loại nào? TOP 7 dòng máy in gia đình tốt nhất

TOP 8 thương hiệu máy in đen trắng chất lượng, uy tín và được ưa chuộng

Máy in EPSON L1110 - In phun màu đơn năng, chính hãng, giá rẻ

Máy in EPSON L805 - Wifi - Chính hãng - Giá tốt

Máy in phun màu EPSON L360 máy in màu đa năng

Máy in UV chính hãng giá rẻ | UV cuộn, UV phẳng, UV hybrid

Lưu ý khi sử dụng máy in uv khổ nhỏ người dùng cần biết

Kinh nghiệm mua máy in uv cũ nhất định phải biết

Ứng dụng và ưu điểm không ngờ của máy in UV mini

Máy in UV khổ A3 và những điều khách hàng cần biết

Top 3 giá máy in UV mini rẻ nhất thị trường năm 2024

Các loại máy in công nghiệp phổ biến nhất hiện nay

5 công cụ giúp tự thiết kế decal online chuẩn nhất

TOP 5 xưởng in decal uy tín và chất lượng bạn không thể bỏ qua

Viết bình luận của bạn
0983 821 809 zalo chat