Các loại mực in uv dùng trong công nghệ UV đáng mua nhất

Công nghệ in UV được ngành in ấn sử dụng rất phổ biến bởi những ưu điểm vượt trội cùng chất lượng sản phẩm sau khi in. Vậy bạn có biết những loại mực in nào được sử dụng trong công nghệ UV? Tại bài viết này, Aseanjsc sẽ cung cấp thông tin chi tiết về những loại mực in được dùng trong công nghệ UV nhé!

Mực in gốc nước

Mực in gốc nước hay còn gọi là mực nước hoặc water-based ink. Loại mực này có đặc tính là hòa tan trong nước ở nhiệt độ thường là 50 – 60 độ C. Tại Việt Nam, những loại mực gốc nước được dùng nhiều như Shinakamura, Matsui, ColorLab, Silkflex, Furukawa, CSC,…

Loại mực in này chủ yếu được dùng để in trực tiếp lên các vật liệu như vải lụa, vải sợi bông, mây tre, gỗ, chiếu cói,… mực in nhóm này để khô tự nhiên mà không cần phải qua xử lý ánh sáng hay nhiệt. Tuy nhiên, mực in gốc nước sẽ bám kém hơn so với mực dầu nhưng điểm lợi là thân thận với môi trường.

Mực in gốc dầu

Loại mực này được điều chế từ gốc dầu mỏ cho nên nó có mùi dầu. Ưu điểm của mực in gốc dầu là bám tốt hơn mực nước nhưng tỷ lệ độc hại cao hơn so với mực nước. Hiện tại, trong ngành in thường có phân cấp độc hại là không chì, không kim loại, không  Phthalete và không Formandehyde. Tùy theo các nước mà tiêu chuẩn về độ độc hại của mực in gốc dầu khác nhau để bảo vệ người tiêu dùng.

Mực UV chuyên dụng

Mực in UV là loại mực in gốc dầu. Nó có đặc tính là phải sấy bằng tia UV thì mới làm mực khô. Loại mực này in được trên nhiều chất liệu khác nhau và có độ bám tốt. Đặc biệt, mực UV có độ trong suốt tuyệt vời hơn nhiều so với các mực gốc khác. Vì thế, khi người dùng muốn làm bóng mờ hay tạo gồ hạt bề mặt đều được. Tìm nơi bán mực in uv cũng rất dễ do độ phổ biến của loại mực này.

Mực in Plastisol (gốc dầu nhẹ)

Mực in Plastisol là loại được điều chế để in trên vải thuộc gốc dầu. Loại mực này khi ngửi sẽ khó nhận biết được gốc dầu nhưng khi lau bản in thì mời lộ ra là thuộc gốc dầu. Loại mực in này có ưu điểm là tạo bề mặt đẹp và bám tốt hơn so với mực nước. Tuy nhiên, mực in này có điểm yếu là phải xử lý nhiệt sau khi in ở trong nhiệt độ 160 độ trở lên với thời gian ít nhất 10 giây tùy theo độ dầy.

Mực Pigment UV

Đây là loại mực in thuộc hệ mực kháng nước gốc dầu. Mực Pigment UV được tăng cường thêm UV giúp tạo độ bền màu chống tia cực tím và giúp hình ảnh in ra bền, lâu phai màu. Hiện tại, mực Pigment UV có 6 màu gồm 4 màu cơ bản và 2 màu nhạt.

Loại mực in này có ưu điểm là hình ảnh đẹp, in sắc nét, bền màu, lâu phai và in được trên nhiều chất liệu giấy. Bên cạnh đó, độ dẫn mực tốt và không làm hại đầu phun. Vì thế, loại mực in này tương thích với các đầu phun Epson như T50, T60, A50, R1390, P50, A1430, R1400……

Mực in  Pigment UV thường in được trên những vật phẩm như:

-    Tiêu đề, văn bản, bao thư, bao đĩa, tem nhãn đĩa CD, hình siêu âm
-    Hình thẻ, ảnh du lịch, hình chân dung
-    In trên giấy Couche, Bristol có bản vẽ với chất lượng không thua kém gì so với công nghệ in offset, in card visit, in thiệp.
-    In các loại decal nước với chất liệu pha lê, men sứ, gỗ, nhựa, đá, thủy tinh….
-    In tốt trên thẻ nhựa PVC và decal nhựa, tem bảo hành.

Mực in Sublimation

Loại mực in này được điều chế dùng để in chuyển nhiệt. Nghĩa là sau khi in lên 1 tờ giấy chuyên dụng người ta sử dụng công nghệ nhiệt để ép sang một bề mặt khác. Lúc này mực in Sublimation sẽ hiện thị sang bề mặt đó.

Trên đây là những loại mực in dùng trong công nghệ UV. Hi vọng bài viết này đã cung cấp thêm kiến thức về ngành in ấn nói chung và mực in nói riêng.

Tin hay cho bạn

Hướng dẫn cách cắt decal bằng máy chi tiết

Hướng dẫn in decal chi tiết từ A - Z cho người mới

11 mẹo quảng cáo hiệu quả bằng bạt in tối ưu nhất 2024

Top 3 địa chỉ bán bạt in quảng cáo uy tín nhất hiện nay

Tổng hợp các lợi ích của việc sử dụng bạt in quảng cáo

Tổng hợp các ứng dụng của bạt in quảng cáo

Giải đáp một số câu hỏi thường gặp về giấy in chuyển nhiệt giá rẻ

TOP 7+ loại máy in decal phổ biến nhất trên thị trường hiện nay

4+ Loại mực in phù hợp cho máy in decal bạn nên biết

5 Lưu ý khi sử dụng giấy in chuyển nhiệt giá rẻ

Cách sử dụng giấy in chuyển nhiệt giá rẻ trong ngành in

10+ Giải pháp khắc phục sự cố cho máy in ảnh Epson hiệu quả

Cập nhật phần mềm và trình điều khiển cho máy in ảnh Epson

10 Mẹo và thủ thuật để sử dụng máy in ảnh Epson hiệu quả hơn

Địa điểm mua máy in chuyển nhiệt chính hãng, chất lượng

Dịch vụ sửa chữa máy in chuyển nhiệt ở đâu hiệu quả, giá tốt?

Một số mẹo để tiết kiệm chi phí khi sử dụng giấy in chuyển nhiệt giá rẻ

3 Lưu ý quan trọng khi sử dụng máy in chuyển nhiệt

Giải đáp các vấn đề thường gặp khi sử dụng máy in chuyển nhiệt

Đánh giá máy in ảnh Epson EcoTank L3250 - Epson L310 - Epson L805

So sánh các dòng máy in ảnh Epson khác nhau

Hướng dẫn sử dụng máy in chuyển nhiệt chi tiết từ A – Z

Giải đáp các câu hỏi thường gặp về máy in ảnh Epson

Giấy in nhiệt dạng cuộn: Ưu điểm & phân loại

Giấy in chuyển nhiệt đế hồng: Ưu điểm, ứng dụng & cách dùng

Tổng hợp một số thương hiệu máy in chuyển nhiệt uy tín

Đặc điểm & ứng dụng giấy in chuyển nhiệt áo tối màu (Jetpro)

Hướng dẫn sử dụng máy in ảnh Epson chi tiết cho người mới

Decal chuyển nhiệt: Ưu – nhược điểm & các loại decal thông dụng

Viết bình luận của bạn
0983 821 809 zalo chat