Những loại mực in lụa được dùng phổ biến trên thị trường

Trong ngành in lụa, in lưới sẽ không thể thiếu vắng mực in lụa. Loại mực in này có độ đậm được đánh giá cao cao hơn so với một số loại mực in offset hoặc in phun. Hiện tại, mực in lụa được chia thành nhiều loại khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của người dùng. Tại bài viết tuần này hãy cùng Aseanjsc tìm hiểu xem mực in lụa hiện nay có những loại nào đang được dùng phổ biến nhé!

Những loại mực in lụa trên thị trường

Mực in lụa hiện nay được chia thành nhiều loại khác nhau nhằm mục đích phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dùng. Mỗi loại đều sở hữu ưu nhược điểm riêng, cụ thể như sau:

- Mực in lụa gốc nước (mực nước) có ưu điểm là tính năng dễ hòa tan trong nước khi ở nhiệt độ từ 50 – 60 độ C nhưng lại khó tan với nhiệt độ dưới 25 độ C. Loại mực in gốc nước này chủ yếu được dùng để in trực tiếp lên sợi bông, mây tre hay vải gai. Ngoài ưu điểm kể trên, loại mực in này còn có thể khô trong thời gian ngắn mà không cần phải qua xử lý nhiệt hay ánh sáng.
- Mực in lụa gốc dầu có nguồn gốc từ dầu mỏ cho nên nó sở hữu đặc điểm là mùi dầu nặng. Vậy nhưng hiện tại, mực in gốc dầu đã được pha sẵn giúp giảm đi mùi nồng đậm đó. So với các loại mực in khác thì mực in gốc dầu có giá thành tốt hơn song nó lại chứa nhiều yếu tố độc hại.

Những loại mực in lụa trên thị trường

- Mực in lụa UV hay còn được gọi là mực gốc dầu và nó phải thực hiện sấy bằng tia UV thì mới làm chết mực. Ưu điểm của mực in lụa UV là có độ bám rất tốt cho nên được ứng dụng vào nhiều loại vật liệu khác nhau. Đặc biệt, mực in lụa UV còn đạt hiệu quả tốt khi ban muốn tạo gồ hạt hay làm bóng, làm mờ trên bề mặt. Chính vì lẽ đó, mực in lụa UV có tính ứng dụng phong phú và được tin dùng nhất hiện nay.
- Mực in lụa Plastisol cũng được xem là mực in gốc dầu nhẹ. Ưu điểm của loại mực in này là lớp bề mặt đẹp và độ bám cao, độ bóng hơn so với mực nước. Tuy nhiên, điểm hạn chế của loại mực in lụa Plastisol đó là phải dùng nhiệt độ 160 độ C trở lên khi in và thời gian in ít nhất 10 giây tùy theo độ dày của vật liệu in. Nếu như trong quá trình in ấn không cẩn thận thì sẽ làm mực in nở ra.
- Mực in lụa Sublimation được xét vào nhóm mực in gốc nước nhưng có điểm khác là điều chế chuyên dụng nhằm in chuyển nhiệt. Loại mực in này có thể in được trên nhiều chất liệu khác nhau từ thủy tinh, vải, kim loại, PVC,… Mực in lụa Sublimation lên màu chuẩn, chịu được nhiệt độ tới 220 độ C và nó dùng phổ biến trên máy in Epson.

Để in lụa đồng phục thì nên chọn loại mực in nào là tốt nhất?

Dựa theo những loại mực mà chúng tôi kể trên thì các xưởng in may ao thun đồng phục nên lựa chọn mực in Plastisol. Vì loại mực in này có nguồn gốc dầu nhẹ rất dễ sử dụng. Ngoài ra, nó cũng không gây tắc lưới và có độ bền cao, đáp ứng được nhiều hiệu ứng kỹ thuật in đặc biệt. Hơn thế nữa, mực in lụa Sublimation không kén vải in và khả năng bám hình tốt cùng chất lượng ổn định. Đặc biệt hơn cả, nó không chứa thành phần chì cho nên rất an toàn cho người sử dụng.

Trên đây là những loại mực in lụa phổ biến trên thị trường hiện nay. Để được tư vấn chi tiết hơn về từng loại mực in cũng như tìm địa chỉ bán mực in uv chính hãng hãy liên hệ ngay với chúng tôi!

Tin hay cho bạn

Hướng dẫn cách cắt decal bằng máy chi tiết

Hướng dẫn in decal chi tiết từ A - Z cho người mới

11 mẹo quảng cáo hiệu quả bằng bạt in tối ưu nhất 2024

Top 3 địa chỉ bán bạt in quảng cáo uy tín nhất hiện nay

Tổng hợp các lợi ích của việc sử dụng bạt in quảng cáo

Tổng hợp các ứng dụng của bạt in quảng cáo

Giải đáp một số câu hỏi thường gặp về giấy in chuyển nhiệt giá rẻ

TOP 7+ loại máy in decal phổ biến nhất trên thị trường hiện nay

4+ Loại mực in phù hợp cho máy in decal bạn nên biết

5 Lưu ý khi sử dụng giấy in chuyển nhiệt giá rẻ

Cách sử dụng giấy in chuyển nhiệt giá rẻ trong ngành in

10+ Giải pháp khắc phục sự cố cho máy in ảnh Epson hiệu quả

Cập nhật phần mềm và trình điều khiển cho máy in ảnh Epson

10 Mẹo và thủ thuật để sử dụng máy in ảnh Epson hiệu quả hơn

Địa điểm mua máy in chuyển nhiệt chính hãng, chất lượng

Dịch vụ sửa chữa máy in chuyển nhiệt ở đâu hiệu quả, giá tốt?

Một số mẹo để tiết kiệm chi phí khi sử dụng giấy in chuyển nhiệt giá rẻ

3 Lưu ý quan trọng khi sử dụng máy in chuyển nhiệt

Giải đáp các vấn đề thường gặp khi sử dụng máy in chuyển nhiệt

Đánh giá máy in ảnh Epson EcoTank L3250 - Epson L310 - Epson L805

So sánh các dòng máy in ảnh Epson khác nhau

Hướng dẫn sử dụng máy in chuyển nhiệt chi tiết từ A – Z

Giải đáp các câu hỏi thường gặp về máy in ảnh Epson

Giấy in nhiệt dạng cuộn: Ưu điểm & phân loại

Giấy in chuyển nhiệt đế hồng: Ưu điểm, ứng dụng & cách dùng

Tổng hợp một số thương hiệu máy in chuyển nhiệt uy tín

Đặc điểm & ứng dụng giấy in chuyển nhiệt áo tối màu (Jetpro)

Hướng dẫn sử dụng máy in ảnh Epson chi tiết cho người mới

Decal chuyển nhiệt: Ưu – nhược điểm & các loại decal thông dụng

Viết bình luận của bạn
0983 821 809 zalo chat