So sánh in chuyển nhiệt và in lụa chi tiết nhất

In chuyển nhiệt và in lụa là hai kỹ thuật in ấn được ứng dụng phổ biến hiện nay. Mỗi hình thức in ấn lại sở hữu những điểm mạnh riêng. Vậy nên chọn in chuyển nhiệt hay in lụa? Ở bài viết tuần này, Asean sẽ đưa ra so sánh in chuyển nhiệt và in lụa để bạn có lựa chọn phù hợp với nhu cầu sử dụng nhé!

So sánh nguyên lý hoạt động của công nghệ in chuyển nhiệt và in lụa

Mặc dù đều là hình thức in ấn được ưa chuộng hiện nay nhưng in chuyển nhiệt và in lụa có nguyên lý hoạt động riêng. Cụ thể như sau:

- Với in chuyển nhiệt sẽ là sự thăng hoa của các hạt mực khi gặp nhiệt độ cao và những phân từ mực sẽ bám, liên kết trên bề mặt chất liệu. Loại mực sử dụng là loại đặc biệt với tên gọi mực chuyển nhiệt. Trong quy trình in chuyển nhiệt sẽ cần tới giấy in chuyển nhiệt và dùng một thiết bị ép để giúp chuyển hình ảnh từ giấy in chuyển nhiệt được in ra từ máy in sẽ bám chặt vào vật liệu cần in.
- Đối với in lụa sẽ hoạt động dựa trên nguyên lý thấm mực và mực được cho vào lòng khung làm bằng gỗ hay hợp kim nhôm. Tiếp đó được gạt qua bằng một lưỡi dao cao su và dưới áp lực đó một phần mực in sẽ thấm qua lưới in để in lên vật liệu in đã được chuẩn bị trước đó.

Nguyên lý hoạt động của 2 loại máy in

Nguyên lý hoạt động của 2 loại máy in

So sánh ưu nhược điểm của in chuyển nhiệt và in lụa

Cả in chuyển nhiệt và in lụa đều sở hữu những điểm mạnh, hạn chế.

Đầu tiên về ưu điểm

Công nghệ in chuyển nhiệt có thể in nhiều màu sắc khác nhau và các chi tiết phức tạp với độ nét cao mà không hề bị vỡ hình hay bong tróc. Quá trình in chuyển nhiệt diễn ra nhanh chóng, chi phí dâu tư thấp giúp người dùng tiết kiệm chi phí mà vẫn có chất lượng in ấn cao. Bên cạnh đó, nhân lực để vận hành máy in chuyển nhiệt là khá thấp vì các khâu tiến hành không quá cầu kỳ. In chuyển nhiệt hiện được ứng dụng phổ biến trong in vải, in cốc, in áo thun, in tranh kính,…

Còn đối với in lụa có ưu điểm là thao tác thực hiện tương đối đơn giản và không mất nhiều thời, công sức giúp tiết kiệm thời gian lẫn chi phí nhân lực. Hình thức in này có phép in trên nhiều loại vải và màu sắc khác nhau. Hình ảnh sau khi in không bị lệch màu. Đặc biệt, chi phí đầu tư trang thiết bị máy móc ban đầu của in lục không cao mà hình thức in này áp dụng được khi có nhu cầu in lớn, thời gian in nhanh rất phù hợp với những xưởng may, doanh nghiệp có quy mô vừa - lớn.

So sánh về nhược điểm

In chuyển nhiệt sử dụng nguyên liệu có phần giới hạn và chỉ áp những với những sản phẩm thông thường như vải cotton sáng màu, áo thun sáng màu hay các phôi chuyển nhiệt về mặt phăng như pha lê, gạch men, móc khóc,…

Riêng với in lụa, thì nhược điểm của nó đó là chất lượng hình ảnh in ấn không được sắc nét bằng in chuyển nhiệt và không in được những hình ảnh có độ phức tạp cao. Độ bền hình ảnh in lụa cũng ngắn hơn so với in chuyển nhiệt.

So sánh về độ bền và bám màu giữa in chuyển nhiệt với in lụa

In chuyển nhiệt có độ bền mà ít có phương pháp in nào có thể sánh bằng. Bởi bản in trên giấy dưới sức nóng của nhiệt độ và áp lực lớn ăn vào vải giúp độ bền sản phẩm thường là vĩnh viễn.

Như đã đề cập ở trên, in lụa chỉ phù hợp với những sản phẩm mang tính thời vụ vì nó có độ bền khoảng 3 – 4 tháng. Về điểm này thì in lụa không thể sánh bằng in chuyển nhiệt. Đây cũng là một lý do vì sao mà in chuyển nhiệt lại được ứng dụng phổ biến hiện nay.

Hi vọng qua những thông tin mà Asean vừa chia sẻ qua bài so sánh in chuyển nhiệt và in lụa sẽ giúp các bạn hiểu hơn về hai công nghệ in ấn này nhé!

Tin hay cho bạn

Máy in Offset: Cấu tạo, nguyên lý hoạt động và ứng dụng

Máy ép nhiệt là gì? Cấu tạo máy ép nhiệt, phân loại và ứng dụng

Máy ép nhiệt logo tự động, đa năng - ASEAN JSC

5+ Máy in card, danh tiếp, tờ rơi bền, đẹp, giá tốt

5+ Máy in màu siêu tốc chính hãng, chất lượng nhất

Máy in màu Epson A3, A4 chính hãng, chất lượng

TOP 5 máy in màu A3 chính hãng, giá tốt nhất

TOP 5 máy in sớ khổ A3 chất lượng, giá tốt nhất thị trường

TOP 5 máy in mã vạch decal chính hãng, chất lượng

Máy in decal khổ 60 chất lượng, giá tốt nhất thị trường

TOP 5 máy in tem nhãn decal chất lượng, giá tốt nhất

Máy ép nhiệt phẳng, ép nhiệt hơi, máy ép nhiệt công nghiệp

Máy ép nhiệt 40x60, ép nhiệt phẳng: Tính năng và cách sử dụng

Máy ép nhiệt mini: Vai trò, ứng dụng và những điều cần lưu ý

TOP 10 máy in decal xi bạc tốt và được ưa chuộng nhất hiện nay

Nên mua máy in gia đình loại nào? TOP 7 dòng máy in gia đình tốt nhất

TOP 8 thương hiệu máy in đen trắng chất lượng, uy tín và được ưa chuộng

Máy in EPSON L1110 - In phun màu đơn năng, chính hãng, giá rẻ

Máy in EPSON L805 - Wifi - Chính hãng - Giá tốt

Máy in phun màu EPSON L360 máy in màu đa năng

Máy in UV chính hãng giá rẻ | UV cuộn, UV phẳng, UV hybrid

Lưu ý khi sử dụng máy in uv khổ nhỏ người dùng cần biết

Kinh nghiệm mua máy in uv cũ nhất định phải biết

Ứng dụng và ưu điểm không ngờ của máy in UV mini

Máy in UV khổ A3 và những điều khách hàng cần biết

Top 3 giá máy in UV mini rẻ nhất thị trường năm 2024

Các loại máy in công nghiệp phổ biến nhất hiện nay

5 công cụ giúp tự thiết kế decal online chuẩn nhất

TOP 5 xưởng in decal uy tín và chất lượng bạn không thể bỏ qua

Viết bình luận của bạn
0983 821 809 zalo chat