Thêm dung môi vào mực in UV nên hay không?

Mực in UV được sử dụng rộng rãi trong ngành in ấn bởi loại mực này sở hữu nhiều đặc tính nổi bật. Song giá thành của mực UV khá cao khiến nhiều người dùng nghĩ tới việc có nên pha thêm dung môi để tối ưu chi phí hay không. Và viêc thêm dung môi này có làm ảnh hưởng tới chất lượng của mực in UV hay không. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ lý giải chi tiết về việc có nên thêm dung môi vào mực in UV hay không nhé!

Nhưng ưu thế vượt trội của mực UV

Trong những năm gần đây, mực UV đã trở thành cái tên quen thuộc và dần thay thế cho nhiều loại mực in khác. Sở dĩ mực UV được ưu ái như vậy là nhờ nó sở hữu nhiều ưu thế vượt trội như:

- Mực UV dùng được trên nhiều chất liệu khác nhau nhờ khô nhanh, ít bay hơi và không hấp thụ mực trong bề mặt. do đó, mực UV không chỉ được sử dụng trong ngành in ấn mà còn dùng tại các ngành sản xuất khác.
- Khả năng bám dính của mực UV ở mức cao nhất do được tiếp xúc trực tiếp với tia cực tím giúp cho phân tử mực liên kết mạnh mẽ với nhau. Nhờ đó mà hình ảnh sau in khó bị phai màu hay lem bẩn.
- Với đặc tính là khả năng chống nước, chống xâm thực, kể cả trong điều kiện thời tiết năng nóng lại càng giúp cho mực UV bám chắc. Do vậy, sản phẩm in bằng mực UV có độ bền từ 5 – 6 năm dùng ở ngoài trời.

- Do mực UV nhanh khô cho nên nó phù hợp với quy trình sản xuất tốc độ cao khi có thể in được nhiều lớp cùng lúc. Nhờ thế mà năng suất được tăng lên giúp tiết kiệm chi phí và thời gian.
- Mực UV được đánh là loại mực chứa ít hợp chất hữu cơ bay hơi VOC, lượng carbon trong khí thải khi dùng gần như bằng không. Bởi vậy, loại mực in này thân thiện với môi trường.

Có nên cho thêm dung môi vào mực UV không?

Đúng là mực UV sở hữu vô số ưu thế vượt trội nhưng giá thành của nó cao hơn nhiều so với các loại mực khác trên thị trường. Thế nên nhiều đơn vị sản xuất đã tối ưu chi phí bằng cách pha thêm dung môi vào mực UV. Nhưng theo các chuyên gia thì điều này là không nên bởi những lý do sau:

- Việc pha thêm dung môi vào mực UV sẽ làm giảm tuổi thọ của lô, trục.
- Điều này cũng làm giảm tuổi thọ đèn UV và làm mờ gương phản xạ gây ra lâu khô cho sản phẩm.
- Pha thêm dung môi vào mực UV sẽ dễ bị tróc, biến màu, giảm độ bóng, láng mượt,… làm ảnh hưởng tới chất lượng lớp phủ.

Ngoài những lý do kể trên thì việc thêm dung môi vào mực UV còn có các hệ quả mà chúng ta chưa nhìn thấy ngay trước mắt. Do đó rất nhiều nhà sản xuất đã ‘làm ngơ’ và cho thêm dung môi vào mực UV. Mặc dù điều này đem lại lợi ích kinh tế tạm thời nhưng sẽ ảnh hưởng lâu dài tới quá trình sản xuất và thậm chí còn tiêu tốn nhiều chi phí sửa chữa hơn. Thậm chí, hành động này còn làm mất uy tín đối với khách hàng, đối tác. Cho nên, các chuyên gia khuyến cáo không nên tự ý pha thêm bất kỳ loại dung môi nào vào mực UV. Nếu như thật sự cần pha để điều chỉnh độ nhớt thì cũng không được quá 20%.

Trên đây là câu trả lời chi tiết về việc có nên pha thêm dung môi vào mực UV hay không. Nếu bạn đang cần tìm địa chỉ bán mực in UV chất lượng với giá thành tốt hãy tới ngay Aseanjsc nhé!

Tin hay cho bạn

Cách phân loại và chọn mua mực máy in bạn nên biết

7 lỗi thường gặp khi sử dụng máy ép nhiệt phẳng

Đánh giá chi tiết về mực pigment UV Epson

4 máy in bạt được ưa chuộng nhất hiện nay

Mọi thông tin về in pet chuyển nhiệt bạn nên biết

Lưu ý in UV lên bạt quảng cáo

Các loại bạt in UV đẹp và lưu ý khi in

Tìm hiểu ứng dụng của in UV trên bạt không gân

Bí kíp mua máy in quảng cáo khổ lớn

Tại sao nên sử dụng máy in pet chuyển nhiệt?

Những điều cần biết về mực in chuyển nhiệt

Các loại giấy in decal phổ biến hiện nay

Chỉ dẫn cách sử dụng giấy in chuyển nhiệt hiệu quả

Các loại giấy in chuyển nhiệt phổ biến trên thị trường hiện nay

Thêm dung môi vào mực in UV nên hay không?

Những điểm khác biệt giữa in UV với in lụa

Một số lưu ý để tăng hiệu quả quảng cáo của bạt in quảng cáo, lụa in tranh dán tường, decal ngoài trời

Tìm hiểu về giấy in chuyển nhiệt và ứng dụng của giấy in chuyển nhiệt

Aseanjsc - Địa chỉ bán mực in chính hãng giá tốt

So sánh chi tiết giữa in UV với in thông thường

4 sự cố thường gặp khi in offset với mực UV

Nên in áo thun bằng công nghệ chuyển nhiệt hay kỹ thuật số?

Những thông tin cần biết về máy in chuyển nhiệt lên vải

Những điều bạn cần biết về mực in plastisol

Những loại mực in lụa được dùng phổ biến trên thị trường

Nguyên nhân và cách hạn chế hiện tượng nghẹt đầu phun máy in

Cách sử dụng và các thiết bị dùng trong in chuyển nhiệt

In chuyển nhiệt có bền không?

Tại sao nên mua máy in pet chuyển nhiệt?

Viết bình luận của bạn
0983 821 809 zalo chat