Tìm hiểu các loại máy in UV trên thị trường hiện nay

Công nghệ in UV ra đời đã dần thay thế cho những hình thức in ấn truyền thống. Kéo theo đó là sự xuất hiện của các loại máy in UV cũng đang dần chiếm lĩnh thị trường bởi những ưu điểm nổi trội. Vậy bạn có biết máy in UV có những loại nào chưa? Sau đây, hãy cùng Aseanjsc tìm hiểu về những loại máy in UV hiện có mặt trên thi trường hiện nay nhé!

Máy in UV dạng bàn hay còn gọi là máy in UV phẳng

Máy in UV phẳng hay còn được gọi với cái tên khác là máy in UV dạng bàn. Loại máy in này đa phần được thiết kế theo hình chữ nhật hoặc vuông với nhiều kích thước khác nhau. Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn phải là loại 40x60cm, 100x120cm, 130x250cm,…
Loại máy  in UV này có kích thước tương đối nhỏ gọn, không chiếm nhiều diện tích không gian trong nhà xưởng. Máy in UV phẳng chủ yếu dùng để in trên các vật liệu phẳng và rắn như kính, decal, inox, gạch, 3M, mica,…

Máy in UV cuộn

Nhắc tới những dòng máy in UV được ưa chuộng hiện nay thì không thể bỏ qua máy in UV cuộn. Loại máy in này chủ yếu dùng để phục vụ nhu cầu in ấn với các chất liệu có thể cuộn được như decal, vải, bạt không gân, lụa, giấy gián tường, tranh,…

Ngoài ra, in UV cuộn được ứng dụng trong lĩnh vực quảng cáo như in biển quảng cáo hộp đèn siêu mỏng, biển hiệu,… Hơn thế nữa, máy in UV cuộn có nhiều kích thước khác nhau như 1m8, 3m2, 5m,… cùng chiều rộng khổ in tối đa lên đến 3m2. Điều này cho phép người dùng thực hiện được những bản in có kích thước lớn. Bên cạnh đó, máy in UV cuộn còn có độ phân giải lên tới 1440i giúp cho ra những sản phẩm sắc nét, màu sắc trung thực đáp ứng được mọi tiêu chuẩn của bản thiết kế ban đầu.

Máy in UV Hybrid

Máy in UV Hybrid là dòng máy in đa chức năng khi được tạo ra bằng sự kết hợp giữa hai loại máy in UV cuộn và in UV phẳng. Loại máy in UV này được trang bị hệ thống mặt bàn phụ cùng các bánh xe tạo thuận tiện trong quá trình in ấn vật liệu phẳng. Chưa hết, máy in UV Hybrid còn sở hữu hệ thống băng tải thông minh có vai trò quan trọng trong quá trình in các vật liệu dạng cuộn mà không xảy ra bất kỳ khó khăn nào.

Chính đặc điểm nổi bật này mà máy in UV Hybrid được các doanh nghiệp lựa chọn sử dụng để tiết kiệm một phần chi phí đầu tư ban đầu. Đồng thời, loại máy in này còn giúp tiết kiệm không gian diện tích mà vẫn đảm bảo sự đa dạng sản phẩm và dịch vụ in ấn cung cấp.

Tuy nhiên, máy in UV Hybrid có nhược điểm lớn đó là tốc độ in kém hơn với máy in UV phẳng hay máy in UV cuộn. Bởi do nó dòng máy in lai cho nên điều này là không thể tránh khỏi. Vì lẽ đó, các đơn vị khi đầu tư mua máy in UV cần phải cân nhắc thật kỹ ưu và nhược của từng loại máy để có lựa chọn phù hợp nhất với nhu cầu cùng khả năng tài chính.

Nếu như bạn đang băn khoăn không biết đâu là địa chỉ cung cấp các dòng máy in UV chính hãng thì hãy tham khảo ngay Aseanjsc. Chúng tôi là đơn vị chuyên nhập khẩu và phân phối các dòng máy in chính hãng, mực in trong lĩnh vực in ấn. Với nhiều năm với hơn 10 năm kinh doanh trên thị trường, Aseanjsc luôn đặt tiêu chí mang lại những sản phẩm chất lượng, xứng tầm và hiệu suất, giá thành hợp lý nhất đến người sử dụng. Gọi ngay 0983 821 809 để được tư vấn cũng như báo giá cụ thể từng dòng máy in UV nhé!

Tin hay cho bạn

5 dòng máy in ốp lưng điện thoại hiện đại, tính năng đa dạng

Máy in UV chính hãng giá rẻ | UV cuộn, UV phẳng, UV hybrid

Máy in vải cuộn trực tiếp trên vải cotton, poly giá tốt nhất 2024

Bán bạt in quảng cáo, biển hiệu, bạt hiflex, decal quảng cáo giá sỉ

5+ Máy in ảnh Epson chuyên nghiệp, in phun màu tốt nhất 2024

Mua máy in chuyển nhiệt khổ lớn cũ cần lưu ý những gì?

So sánh in UV cuộn và in chuyển nhiệt

Những lỗi thường gặp khi dùng máy in UV DTF

Những thông tin bạn cần biết về mực in Pigment UVC Ultra

Những điều bạn nên biết khi sử dụng mực Dye UV

In bằng mực Pigment vì sao lại được ưa chuộng?

So sánh in chuyển nhiệt và in lụa chi tiết nhất

In DTG là gì? Công nghệ in DTG trực tiếp trên áo thun

Mực UV là gì? Ưu điểm của mực UV với các loại mực khác?

Những lưu ý khi chọn mực in UV để đạt hiệu quả nhất

In uv phẳng là gì? Những điều cần biết về in UV phẳng

Vai trò của in UV trong ngành thời trang

Những lưu ý khi mua máy in UV cũ đã qua sử dụng

Tất cả những điều cần biết về công nghệ in UV DTF

So sánh chi tiết máy ép nhiệt khổ nhỏ với máy ép nhiệt khổ lớn

Máy ép nhiệt công nghiệp và máy ép nhiệt phổ thông có gì khác nhau?

Các loại máy in chuyển nhiệt được dùng nhiều trên thị trường

Một số lỗi thường gặp khi in chuyển nhiệt và cách khắc phục

Mẹo kiểm tra khả năng chịu nước của mực UV

Công nghệ in dùng mực UV và in thông thường có gì khác biệt?

Kinh nghiệm mua máy ép nhiệt phẳng và cách sử dụng mang lại hiệu quả

Ưu nhược điểm của máy ép nhiệt phẳng là gì?

Những chất liệu vải in chuyển nhiệt tốt nhất phù hợp nhất

In chuyển nhiệt là gì? Những điều cần biết về in chuyển nhiệt

Viết bình luận của bạn
0983 821 809 zalo chat